SUY GIÃN TĨNH MẠCH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới da, màu tím hoặc xanh, thường xuất hiện ở chân. Xuất phát từ nguyên nhân máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường.

Nguyên nhân của tình trạng suy giãn tĩnh mạch

– Tuổi càng lớn nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch càng cao, do vấn đề lão hóa làm hao mòn các van trong tĩnh mạch.

– Trong thời kỳ mang thai tử cung lớn dần lên, chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng (chủ yếu là phía bên phải) dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch ở chân.

– Tăng cân nhanh.

– Chấn thương ở chân.

– Yếu tố di truyền.

– Đứng quá lâu ở một tư thế, ít vận động cơ cẳng chân sẽ gây ra giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

– Ở giai đoạn đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy chân hay có cảm giác nóng rát, tê và nặng chân, đặc biệt là phần bắp chân. Ngoài ra có thể bị chuột rút vào buổi tối. Người bệnh cũng có thể nhìn thấy mạch máu nhỏ li ti trên bề mặt da như mạng nhện.

– Giai đoạn tiến triển: Người bệnh thường xuyên bị sưng đau chân, nhất là vùng mắt cá chân nếu phải đứng quá lâu. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da, biểu hiện của loạn dưỡng do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày.

– Giai đoạn biến chứng: Tĩnh mạch nông giãn to thành búi, bị viêm tạo huyết khối trong lòng. Kết hợp với tình trạng loét do thiểu dưỡng có thể tạo nên những ổ loét, nhiễm trùng.

Phương pháp Khí Tâm Trị liệu phục hồi suy giãn tĩnh mạch
– Người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập Khoa học luân xa để tăng khả năng lưu thông khí huyết từ đó cải thiện tình trạng bệnh.
– Thực hiện tập luyện các bài tập Khí Tâm Yoga Trị liệu phục hồi suy giãn tĩnh mạch dưới sự hướng dẫn của HLV Khí Tâm Yoga Trị liệu.
– Ngoài ra bạn cần thay đổi thói quen đi đứng, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, hãy tích cực vận động để khí huyết lưu thông.
– Người bệnh cân nhắc sử dụng tất, vớ vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Bài viết liên quan

VÌ SAO HUẤN LUYỆN VIÊN YOGA CẦN PHẢI CÓ KIẾN THỨC TRỊ LIỆU?

4 lý do HLV Yoga cần bồi đắp kiến thức trị liệu.

VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ – NGUY HIỂM RÌNH RẬP BA MẸ CẦN LƯU TÂM.

Những dấu hiệu và biến chứng của vẹo lệch cột sống.