8 BÍ QUYẾT LUYỆN GIỌNG DÀNH CHO HLV YOGA

Người HLV yoga không khác gì một nghệ sĩ trên sân khấu. Đôi lúc giọng nói cần âm lượng, giọng nói sang sảng, có chiều sâu, nhưng có lúc cũng phải thật nhẹ nhàng, êm dịu, để mang lại sự bình an cho người tập.

Các tip nhỏ sau sẽ giúp bạn có giọng nói tốt, thăng hoa hơn trong những giờ hướng dẫn, tập luyện cho học viên của mình.

1. LUYỆN SINH KHÍ
– Kỹ thuật: sử dụng phép thở bằng bụng, tối thiểu hít vào 8 nhịp, thở ra 16 nhịp, và tăng dần lên hít vào 16 nhịp, thở ra 32 nhịp. Lưu ý luyện sao cho bụng trữ khí được nhiều, tiết chế khí ra điềm đạm, từ từ và hơi dài nhất có thể.
– Lợi ích: Có thể nói được những câu dài, cần tốc độ nhanh, và giọng cũng mạnh mẽ, năng lượng hơn trong lúc hướng dẫn kỹ thuật tập luyện cho học viên.

2. HÍT VÀO – HỚP HƠI
– Kỹ thuật: Hít vào bằng bụng, thở ra bằng miệng ( phép thở dương âm). Đây còn được gọi là kỹ thuật lấy hơi lén.
– Lợi ích: Giúp HLV không bị hụt hơi khi nói câu dài, mà cột hơi lại bị ngắn. Cần tập luyện mỗi ngày kỹ thuật này, để việc lấy hơi trở nên tinh tế hơn.

3. ĐẨY GIỌNG LÊN CAO TRÀO
– Kỹ thuật: đẩy giọng lên cao rồi hạ xuống từ từ.
– Lợi ích: Câu nói sẽ lúc trầm, lúc bổng, giúp tăng năng lượng và nhịp điệu của lớp học. Đồng thời cũng giúp việc huấn luyện thể lực cho học viên sẽ vui vẻ và nhẹ nhàng hơn. Bạn siết giọng, học viên sẽ siết cơ.

4. THỞ KAPALABHATI
– Kỹ thuật: dùng phép thở Kapalabhati để đả thông khí tại một điểm, nhất là trong việc huấn luyện học viên bằng phương pháp Khí Tâm Trị Liệu, sử dụng khí như mũi kim tiêm vào chỗ đau, nên càng cần phải có khí lực mạnh.
– Lợi ích: giúp các HLV yoga có giọng nói mạnh và nội lực.

5. LUYỆN KHUÔN MIỆNG
– Kỹ thuật: luyện nói các âm sau: TRÒN – VÀNH – RÕ – CHỮ
– Lợi ích: Cơ miệng hoạt động, lưỡi linh hoạt, giúp kích hoạt ngôn ngữ tốt, giúp việc truyền đạt thông tin rõ ràng, trơn tru hơn. Ngoài ra luyện các âm trên còn giúp làm giảm nếp nhăn ở khóe miệng.

6. TRÀO PHÚNG
– Kỹ thuật: học cách cười trong khi nói, tự trào phúng bản thân, và cách khen ngợi người khác.
– Lợi ích: tạo không khí vui vẻ trong lớp học, học viên có cảm giác được khích lệ, bản thân HLV cũng có năng lượng hơn khi giảng dạy, huấn luyện.

7. DÙNG TỪ NGỮ PHONG PHÚ
– Kỹ thuật: Kết hợp các kỹ thuật hít bằng mũi, lấy hơi lén, thả chữ, thả khí, phát âm tròn vành rõ chữ và sử dụng linh hoạt các từ đồng nghĩa, làm phong phú bộ từ ngũ giảng dạy
– Lợi ích: tránh gây nhàm chán trong giảng dạy, huấn luyện.

8. NÓI NHƯ HÁT
– Kỹ thuật: Giọng nói khi giảng dạy có nhịp điệu như đang hát. Khởi động giọng chậm rãi, nhịp nhàng, hô nhanh, mạnh, dứt khoát khi vào thế tập, giọng động viên, khích lệ khi vào cao trào, rồi từ từ hạ giọng và kết bài, tạo cảm giác bình an sau khi tập.
– Lợi ích: tạo cảm hứng trong giảng dạy. Tâm thế tích cực, tự tin, lồng ngực được mở rộng, âm lượng tốt, kích hoạt năng lượng của học viên tốt hơn.

Bài viết liên quan

Leave a Reply