Báo Động Nguy Cơ Tử Vong Do Bệnh Tim Mạch Và Cách Phòng Tránh Bằng Khí Tâm Yoga Trị Liệu

Chúng ta thường lo lắng về bệnh ung thư, nhưng quên rằng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là bệnh lý tim mạch. Bạn có biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 18,6 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch, trong đó, 85% do nhồi máu cơ tim và đột quỵ?

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, gấp đôi số người mất vì bệnh ung thư. Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào và độ tuổi bị mắc cũng ngày càng trẻ hoá.

Những con số số đáng báo động nêu trên khiến chúng ta đều phải sửng sốt và lo sợ, đặc biệt trong thời gian gần đây ghi nhận rất nhiều ca đột quỵ ở người trẻ tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch?

1. Nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch

  • Sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, rượu bia,…
  • Thừa cân, béo phì
  • Không tập thể dục, lười vận động
  • Căng thẳng (stress) kéo dài
  • Chế độ ăn nhiều muối, chất béo
  • Cao huyết áp/ tăng huyết áp
  • Lượng cholesterol trong máu cao
  • Đái tháo đường

2. 2. Một số triệu chứng lâm sàng để nhận biết sớm bệnh tim mạch

  • Khó thở khi hoạt động gắng sức, xuất hiện tình trạng khó thở nhiều vào ban đêm
  • Đau tức ngực, cảm giác như có vật đè nặng vào ngực
  • Các biểu hiện do tích nước, phù mặt, phù mi mắt, mắt cá chân hoặc cẳng chân
  • Cảm giác hồi hộp, nhịp tim không đều
  • Chóng mặt, ngất, xỉu

3. Cách phòng tránh bệnh tim mạch

  • Thực hiện một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý giảm muối, giảm mỡ và giảm tinh bột, hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp,…
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc,…
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Xây dựng chế độ tập luyện thể dục, thể thao lành mạnh khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

4. Lợi ích của việc tập Yoga đối với hệ tim mạch

Nghiên cứu mới nhất cho thấy yoga có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch theo nhiều cách như làm dịu hệ thần kinh và giảm viêm. Yoga cũng hỗ trợ bạn điều trị tình trạng tăng huyết áp và tăng cường cholesterol HDL (cholesterol tốt) cho cơ thể. Không những thế, bạn tập yoga thường xuyên còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hiệu quả tương tự như chạy bộ, đạp xe,…

Một số bài tập Yoga trị liệu bạn nên áp dụng để có một trái tim khỏe mạnh.

Hít thở sâu và đều theo tỉ lệ 1:2 có nghĩa là nhịp thở ra của bạn gấp 2 lần nhịp hít vào. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Hít thở theo cách này cũng giúp bạn làm dịu hệ thống thần kinh, giảm nhịp tim và hô hấp để giúp hạ huyết áp.

  • Tư thế trái núi.
  • Tư thế cúi gập người về phía trước.
  • Tư thế chó úp mặt duỗi mình.
  • Tư thế chào dài.
  • Tư thế cây cầu.
  • Các tư thế yoga mở rộng lồng ngực như bài tập 3 con mèo

Chuỗi bài tập Ba Con Mèo có tác động rất tốt đến các luân xa dọc cột sống, đặc biệt là luân xa Tim, với phần tư thế mở rộng ngực. Nhờ việc tập luyện bài 3 con mèo hằng ngày sẽ mang đến cho bạn một cột sống dẻo dai cùng một trái tim khỏe mạnh. 

Chuỗi bài tập Ba Con Mèo có tác động rất tốt đến các luân xa dọc cột sống, đặc biệt là luân xa Tim, với phần tư thế mở rộng ngực. Nhờ việc tập luyện bài 3 con mèo hằng ngày sẽ mang đến cho bạn một cột sống dẻo dai cùng một trái tim khỏe mạnh. 

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của luân xa tim trong bài viết “Hiểu về luân xa tim để bảo vệ tim mạch” tại đây: https://khitamtherapy.com/2022/09/28/hieu-ve-trai-tim-va-luan-xa-tim-anahata-cung-khi-tam-yoga-tri-lieu/

 

Ngoài việc tập luyện Yoga trị liệu bạn cũng đừng quên nuôi dưỡng tình yêu thương nơi luân xa 4 (luân xa tim) – liên quan mật thiết tới hệ thống tim mạch. Để luân xa 4 của bạn luôn tràn ngập năng lượng, hãy thực hành các bài tập cho luân xa 4. Việc tập luyện sẽ làm tăng sinh lực cho luân xa tim từ đó phát ra một dạng năng lượng bảo vệ thể chất thông qua các tế bào miễn dịch với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể và chữa lành tự nhiên. Song song với tập luyện cho luân xa 4 bạn cũng nên tập luyện cho cả 6 luân xa còn lại để đạt được sự cân bằng trên 5 thể con người. 

Hãy cùng khám phá và trải nghiệm giá trị của chuỗi bài tập Khoa học luân xa trong khóa Khóa học luân xa – Năng lượng tự chữa lành khai giảng sắp tới đây.

Bài viết liên quan

Hãy Tu Thiền Và Không Ngừng Lao Động Để Tạo Ra Giá Trị Cho Cuộc Đời

Khi bạn hướng đến tu thiền thì bất cứ lúc nào cũng có thể bắt...

Vẹo Cột Sống Ở Trẻ – Nguy Hiểm Rình Rập Ba Mẹ Cần Lưu Tâm.

Những dấu hiệu và biến chứng của vẹo lệch cột sống.

Làm Thế Nào Để Phân Biệt Thiền Khí Tâm Với Các Loại Thiền Khác?

Mỗi khi cảm thấy năng lượng của mình yếu đi, hãy đến với Thiền Khí...

Call Us Now